Monday, December 28, 2020

Một Lời Khuyên

Thỉnh thoảng có người chưa quen nhưng biết tôi có chụp hình, hỏi tôi: 

- Ông Có Lời Khuyên Nào cho người mới chụp hình? 

Một câu hỏi nhỏ nhẹ nhưng ngầm chứa một thách thức lớn lao. Câu trả lời dễ hơn hết là: Bạn cần đi học chụp hình. Vì một lý do nào đó mà bạn không thể đến lớp nhiếp ảnh nhưng vẫn muốn chụp được ảnh đẹp, tôi đề nghị bạn nên học tắt, có nghĩa là học qua lỗi lầm của mình và qua tác phẩm thành công của người khác. Ðây là lối học trực tiếp, thực tế và nhanh chóng, tuy thiếu lý thuyết và chiều sâu của việc học. Việc đầu tiên là bạn phải biết sử dụng máy ảnh của mình. Ðọc quyển chỉ dẫn kèm theo máy ảnh mới mua, ghi nhớ và thực hành đúng. Khi biết sử dụng máy ảnh của mình rồi, việc đầu tiên là chụp ảnh rõ nét. 

- Làm sao để chụp ảnh rõ nét?

- Ống kính máy ảnh phải có khả năng chụp ảnh rõ nét. Máy ảnh ngày nay đều có khả năng thu hình rõ nét thích ứng cho việc chụp ảnh. Kế đến bạn phải lau mặt ống kính cho sạch. Chỗ chụp ảnh cần có ánh sáng đầy đủ. Giữ máy ảnh cho vững. Bấm máy nhẹ nhàng. Với máy ảnh tự động bạn không có nhiều lựa chọn. Với máy ảnh bạn điều khiển được, nên chọn tốc độ (shutter speed) cao để bắt đứng vật chuyển động (ảnh 1) cũng như giảm sự chuyển động của máy ảnh khi bạn bấm máy. Nên chọn chủ đề có chi tiết gồ ghề để lộ rõ điểm sáng và điểm tối (ảnh 2). Nếu muốn ảnh có chiều sâu nhiều (khoảng cách rõ: depth of field), ta cần đóng khẩu độ (aperture) nhỏ lại (ảnh 3). Số khẩu độ càng lớn thì khẩu độ đóng căng nhỏ (f. 16, khẩu độ nhỏ hơn f.11 và f.11 thì khẩu độ nhỏ hơn f.8 v.v...) khẩu độ càng nhỏ, bạn có khoảng cách rõ càng sâu. Khoảng cách rõ là phần ảnh thu hình rõ trước khi bị mờ lần. Chủ đề càng xa bạn, khoảng cách rõ ở trước và sau chủ đề ảnh càng sâu. Dù chủ đề ở xa người chụp ảnh – trên lý thuyết – khoảng cách rõ phải sâu, nhưng nếu thiếu sáng, không đóng khẩu độ đủ nhỏ đế lấy chiều sâu nhiều, khoảng cách rõ sẽ không nhiều lắm (ảnh 4). Ðể tránh chuyển động máy ảnh có thể bạn cần dùng chân ba càng (tripod).

Ðấy là những điểm căn bản bạn cần nhớ để ứng dụng ngay. Một dịp khác ta sẽ trở lại đề tài này với phần lý thuyết và dẫn chứng nhiều hơn. Chúc bạn chụp được nhiều ảnh thật rõ và thật đẹp. 
 
Ảnh 1
 
Ảnh 1. “Wasserski” của Alai Bumberger (Austria). Chủ để di chuyển nhanh. Nước bắn thật nhanh, thời đặt của máy ảnh thật nhanh để chận đứng mọi vật di chuyển. Xem những đốm nước bất động giữa không trung.

Yosemite's Snow by Trần Minh Vàng

 

Sandhill Cranes by Lê Hữu Phước

Nguyễn Văn Chu - Awards from Sunnyvale Photo Club

Tittle: Yosemite at night
10.30 PM on a full moon night at Tunnel View
Caterory : General A - March 08 2010
Award : Award of Merit
Sunnyvale Photo Club

Saturday, December 26, 2020

Dzung Tran - Photocrowd Awards and National Geographic Your Shot

 NATIONAL GEOGRAPHIC - YOUR SHOT

Good Morning, El Capitan
“It was a foggy morning and at the time we were about to give up,
the sunlight came for a very short time to show this beautiful view of El Capitan in Yosemite"

Featured in Daily Dozen, National Geographic Your Shot on August 13, 2019
and Selected as Best photo of the Day
Instagram link In National Geographic Your Shot:
https://www.instagram.com/p/B1JVE9Yhyit/?utm_source=ig_web_button_share_sheet

Lê Hữu Phước - Awards from Photocrowd & Liên Hội Nhiếp Ảnh Bắc California

Mid-Peninsula Photgraphic Alliance (MPPA)
(Liên Hội Nhiếp Ảnh Bắc California)

Hai bức ảnh đoạt huy chương vàng (Gold Medal) do Liên Hội Nhiếp Ảnh Bắc California
tổ chức năm 2019. Liên Hội Nhiếp Ảnh Bắc California gồm bốn Hội Ảnh: Sunnyvale, Palo Alto, Los Altos và Milbrae.

Selection for December 2020 by Nguyễn Thị Huệ

Selection for December 2020 by Huỳnh Hải

Zigzag

Sunday, November 22, 2020

Nhìn Lại Một Chuyến Đi: Đảo Kalsoy và Kunoy

Như đã kể trong câu chuyện lần trước, sau khi chụp hình ở Trollanes xong (điểm số 7 trên bản đồ dưới đây) chúng tôi ghé đến ngôi làng Húsar (số 6 trên bản đồ) để ăn trưa nhưng không ngờ vì có sự hiểu lầm trong vấn đề giờ giấc nên chủ nhà đi vắng, không chuẩn bị buổi ăn cho chúng tôi như đã định. Chúng tôi lúng túng không biết phải giải quyết như thế nào vì trên đảo Kalsoy không có một tiệm ăn nào cả. Ólavur nghĩ ngay đến việc liên lạc với trung tâm hướng dẫn du khách (hospitality service) xem họ có giúp được gì không. Chỉ trong chốc lát họ gọi lại và cho biết có một gia đình ở ngôi làng Mikladalur (số 8 trên bản đồ) có thể sắp xếp buổi ăn trưa cho 5 người chúng tôi trong vòng nửa tiếng nữa. Tuy có chậm trễ một chút trong chương trình nhưng cũng không đến nỗi nào vì Mikladalur là điểm chúng tôi định sẽ đến sau buổi ăn trưa.

Những lúc gặp bất ngờ như thế này, chúng tôi càng thấy việc có một người địa phương làm hướng dẫn thật quan trọng.

Chúng tôi chụp vội một vài tấm hình ở Húsar rồi lên xe đi ngược lại Mikladalur để kịp giờ hẹn. Các ngôi nhà thờ ở những nơi chúng tôi ghé đến hôm nay trên hai đảo Kalsoy và Kunoy rất giống nhau, nếu không để ý đến màu của cánh cửa sổ nhỏ trên ngôi tháp của nhà thờ có lẽ sẽ không phân biệt được, chẳng hạn cửa sổ của nhà thờ ở làng này có màu nâu đậm.

Sunday, October 18, 2020

Nhìn Lại Một Chuyến Đi: Ngôi làng Trollanes

Trong hai ngày đầu tiên ở Faroe Islands, nhóm chúng tôi dừng chân ở khách sạn Runavik (điểm số #3 trên bản đồ) nằm phía Nam của đảo Esturoy. Đây là khách sạn duy nhất của hải cảng Runavik nên khi nghe nói chúng tôi đang ở khách sạn, mọi người đều biết ngay đó là khách sạn Runavik.




Từ phi trường để đến Runavik, chúng tôi lái xe qua một đường hầm ngầm dưới biển dài khoảng 5km nối liền hai đảo Vágar và Streymoy rồi sau đó phải băng qua cầu Streymin Bridge để đến đảo Esturoy. Nếu chỉ lái qua cầu mà chưa biết lai lịch của cây cầu này thì thấy nó rất tầm thường, không có gì đáng chú ý cả vì kiến trúc đã không có gì đặc sắc mà chỉ dài có 220m. Tuy vậy cầu Streymin thường được gọi đùa là "Cây cầu bắc qua Đại Tây Dương" (Bridge over the Atlantic). Là cây cầu duy nhất nối liền hai mảnh đất khác nhau trên biển ĐạiTây Dương của Faroe Islands, cầu Streymin là một trong vài cây cầu hiếm hoi trên thế giới thuộc loại này.

Sunday, October 4, 2020

Chú Bé Hopi Indian by Lê Văn Khoa


Có Những Ánh Mắt

Hôm đầu tháng Chín, các bạn ảnh đã xem qua bài Say Trong Ánh Mắt. Hôm nay chúng ta cũng xem ánh mắt nhưng dưới khía cạnh khác.

Thông thường người ảnh hay chụp ảnh người. Nhiều khi thấy người quá lớn, họ cắt bớt phân nửa, còn nửa người. Nửa người vẫn còn lớn, họ rút xuống chỉ còn cái đầu. Khi đầu vẫn còn lớn, họ rút xuống chỉ còn cặp mắt. Khi hai mắt là nhiều quá, là dư thừa, người ảnh chỉ chụp hình một mắt cũng đủ nói lên điều họ muốn người xem ảnh thấy.

Ánh Mắt - Lê Văn Khoa

 

Trong hình trên tôi chỉ dùng hai mắt một thiếu nữ để phù hợp với câu chuyện tôi viết lúc đó mà không cần bất cứ bộ phận nào khác trên thân người, vì người ta có nói “mắt là cửa sổ của linh hồn”. Nhìn cặp mắt người nào, ta có thể thấy được ý tưởng của người đó. Những nét vui, buồn, giận hờn, yêu, ghét, đe dọa, chân thật, gian dối v.v... lộ ra.

Trong những năm gần đây, trên đấu trường nhiếp ảnh thế giới có xuất hiện nhiều ảnh dự thi chỉ chú ý vào cặp mắt, hoặc một mắt người. Tôi thấy đây là một ý hay nên giới thiệu với các bạn một số ảnh về mắt người.

Bạn nghĩ gì với ảnh “A Photographer’s View” (Khoé Nhìn của Một Nhiếp Ảnh Gia) của nhiếp ảnh gia Antoinis Engrafou, người đảo Cyprus, Hy Lạp. Mời bạn xem ảnh sau đây.

Tên ảnh không cho ta thấy tâm tình, nội dung hay ẩn ý gì của người chụp hình cũng như người được chụp hình. Ðây là một ảnh chụp gần, thật gần mặt người đẹp, thu gọn vào đôi mắt nâu. Ta biết người mẫu còn rất trẻ. Vết chân chim quanh mắt đã được “dọn dẹp” kỹ lưỡng. Trang điểm thật tốt. Ảnh thật rõ. Chi tiết của lông mày, lông nheo, của mắt thật rõ. Nhờ đó ta thấy kỹ thuật trang điểm cao, tất cả màu sắc hợp với màu mắt và kỹ thuật chấm hình cũng cao.

A Photographer's View - Antoinis Engrafou
 

Tuesday, September 29, 2020

Nhìn Lại Một Chuyến Đi - Đảo Mykines

Mykines là một hòn đảo nhỏ và vắng vẻ ở cực Tây của quần đảo Faroe Islands, thuộc Đan Mạch. Hòn đảo này chỉ rộng khoảng 10 cây số vuông. Trước đây Mykines là một trong những ngôi làng lớn nhất của Faroe Island nhưng trong hiện nay chỉ còn lại 11 gia đình ở thường trực trên hòn đảo này mặc dù có tất cả 40 căn nhà trên đảo.


Mẹ Bồng Con và Cầu Nguyện by Nguyễn Văn Chu

 

Golden Color by Lê Hữu Phước


Monday, August 31, 2020

Say Trong Ánh Mắt

 Các bạn ảnh mến,

Tôi nghĩ các bạn cũng như những người làm nghệ thuật trên khắp thế giới, lúc nào cũng có sự băn khoăn, suy tư, đắn đo giữa ý tưởng cũ và mới. Thật ra ý tưởng này  là sự va chạm trong mọi khía cạnh sống của con người, nhưng ở đây chúng ta tự giới hạn nó trong phạm vi ảnh nghệ thuật. Tìm được tài liệu cũ, tôi có ý được chia sẻ với các bạn vì nghĩ có thể không có nhiều người được đọc trước đây. Bài này tuy được viết cách nay đúng 50 năm (1970), nhưng các bạn thử thẩm định nó còn ứng dụng được không nhé. LVK

 ***

 SAY TRONG ÁNH MẮT

 



Chiều ngày 19-11-1970 nơi phòng triển lãm ảnh của nhóm Val de Bièvres tại Viện Văn Hóa Pháp Sài Gòn, mọi việc đều đã đâu vào đấy. Ảnh đã treo lên hết. Ðèn sáng đều. Quạt máy bắt đầu quay. Tất cả chờ giờ cắt băng khai nạc. Tôi lẻn vào để xem li một lượt những ảnh đẹp từ trời Âu mới gửi qua.

Ðang mải mê tìm hiểu những bức ảnh trừu tượng bỗng có ngọn gió mát nhẹ thoảng, rồi một luồng hơi ấm phà vào ót tôi với mùi hương vô cùng q phái. Tôi ngạc nhiên, quay người lại. Một nụ cười khả ái đón mời trên đôi môi mọng ướt càng vô cùng đáng yêu bởi cặp mắt ngời sáng, điệu nhí nhảnh đong đưa sóng tình trên gương mặt một thiếu nữ Pháp, trắng một màu trong suốt. Mộng hay thực? Tôi hoang mang.

-  Chào anh.

Giọng nói êm như ru làm tôi ngây ngất. Mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi. Mỗi giác quan đều có một nhận định về con người đang đứng trước mặt tôi, hòa trộn, chập chồng lên nhau rồi biến hóa ra muôn vàn hình thể với trăm ngàn ý tưởng đưa tôi xa hẳn thực tại. Có lẽ tôi cần tới một giác quan khác để trấn tỉnh. Ðó là xúc giác.

-  Chào anh.

Tôi đáp lại như một phản xạ:

-  Chào cô.

Flowers by Trần Minh Vàng