Monday, August 31, 2020

Say Trong Ánh Mắt

 Các bạn ảnh mến,

Tôi nghĩ các bạn cũng như những người làm nghệ thuật trên khắp thế giới, lúc nào cũng có sự băn khoăn, suy tư, đắn đo giữa ý tưởng cũ và mới. Thật ra ý tưởng này  là sự va chạm trong mọi khía cạnh sống của con người, nhưng ở đây chúng ta tự giới hạn nó trong phạm vi ảnh nghệ thuật. Tìm được tài liệu cũ, tôi có ý được chia sẻ với các bạn vì nghĩ có thể không có nhiều người được đọc trước đây. Bài này tuy được viết cách nay đúng 50 năm (1970), nhưng các bạn thử thẩm định nó còn ứng dụng được không nhé. LVK

 ***

 SAY TRONG ÁNH MẮT

 



Chiều ngày 19-11-1970 nơi phòng triển lãm ảnh của nhóm Val de Bièvres tại Viện Văn Hóa Pháp Sài Gòn, mọi việc đều đã đâu vào đấy. Ảnh đã treo lên hết. Ðèn sáng đều. Quạt máy bắt đầu quay. Tất cả chờ giờ cắt băng khai nạc. Tôi lẻn vào để xem li một lượt những ảnh đẹp từ trời Âu mới gửi qua.

Ðang mải mê tìm hiểu những bức ảnh trừu tượng bỗng có ngọn gió mát nhẹ thoảng, rồi một luồng hơi ấm phà vào ót tôi với mùi hương vô cùng q phái. Tôi ngạc nhiên, quay người lại. Một nụ cười khả ái đón mời trên đôi môi mọng ướt càng vô cùng đáng yêu bởi cặp mắt ngời sáng, điệu nhí nhảnh đong đưa sóng tình trên gương mặt một thiếu nữ Pháp, trắng một màu trong suốt. Mộng hay thực? Tôi hoang mang.

-  Chào anh.

Giọng nói êm như ru làm tôi ngây ngất. Mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi. Mỗi giác quan đều có một nhận định về con người đang đứng trước mặt tôi, hòa trộn, chập chồng lên nhau rồi biến hóa ra muôn vàn hình thể với trăm ngàn ý tưởng đưa tôi xa hẳn thực tại. Có lẽ tôi cần tới một giác quan khác để trấn tỉnh. Ðó là xúc giác.

-  Chào anh.

Tôi đáp lại như một phản xạ:

-  Chào cô.

Tôi hoảng hốt khi nghe giọng nói của mình vì chưa kịp thu hồi ý tưởng sau khi nàng chào hỏi tôi lần thứ nhì, quên cả lễ độ và xã giao thông thường, nói gì đến việc tìm ra câu văn hoa để tán tụng vị thần của sắc đẹp.

-  Hân hạnh được đón anh vào phòng triển lãm nhỏ bé này.

Tôi ấp úng:

-  Cô... cô là...

Như đoán được ý tôi, nàng đáp:

- Xin anh cứ gọi em là em cho thân mật. Vâng, em đại diện cho nhóm anh em để tiếp đón và hân hạnh được hầu chuyện anh.

Tôi bối rối lạ thường. Tôi đối diện với người đẹp như mơ, hầu chuyện với người quá bặt thiệp, quá tự nhiên, ăn nói trôi chảy ngầm báo cho tôi biết cô là người có trình độ, có kiến thức không phải tầm thường, khiến cho tôi khó khua môi múa mỏ. Lưỡi tôi líu lại. Tay chân thừa thãi. Mặt tôi nóng bừng lên trong khi toàn thân như có luồng hơi lạnh bao quanh. Cố gắng lắm tôi mới phát ra được tiếng nói:

-  Vâng... hân hạnh.

Nàng vẫn nhìn tôi, nheo một mắt như trêu ghẹo và cười vang:

-  Mời anh đi xem ảnh với em.

Nàng đưa tay ra như đợi tôi dìu nàng đi. Tôi tự mắng thầm: “Mầy là thằng khiếp nhược. Ngày thường thì huênh hoang bây giờ sao câm miệng hến vậy? Phải ra vẻ hào hoa một chút coi!” Tôi nắm chặt tay lại, cố thu can đảm nói một hơi dài:

- Ðược rồi, nhưng trước hết cô... cô cần giới thiệu cho tôi biết cô là ai, nhóm anh em cô là nhóm nào, hoạt động ra sao, theo đuổi mục đích gì? ...

- Từ từ chớ. Anh hỏi nhiều quá làm sao em nhớ hết để trả lời đầy đủ. Mà... muốn em trả lời thì phải gọi em là... em, chứ nếu cứ một cô mà hai cũng cô thì em không trả lời đâu.

Ðã nói được một hơi khi nãy nên tôi lấy lại được tự tin ít nhiều:

-  Em thì em, có sao.

Nàng mỉm cười. Nụ cười của nàng tưởng chừng có thể làm chiếc máy ảnh vuột khỏi tay người nghệ sĩ. Mái tóc xòa trên má của nàng nương theo gió từ cánh quạt trần phất nhẹ vào cổ tôi làm toàn thân tôi như chạm phải luồng điện nhẹ.

Hướng cặp mắt nhìn vào bức ảnh chân dung một thiếu nữ theo lối sắc độ nhẹ (high key) treo trên tường, giọng nàng xa xôi.

- Em là ai, điều đó có quan hệ gì. Nhưng anh cứ gọi em là Diễm. Sự có mặt của em nơi đây là cả một sự mầu nhiệm không thể nào giải thích được. Em được làm đại diện cho nhóm ảnh Val de Bièvres.

Tôi vô cùng mừng rỡ, vồ ngay lấy lời nàng:

- Vậy sao? Hân hạnh cho anh biết mấy. Anh đang tìm hiểu nhóm ảnh Val de Bièvres đây. Nói thêm đi em.

Nàng hất đầu cho lọn tóc bật trở ra sau, cặp mắt sáng ngời niềm kiêu hãnh, nói tiếp:

- Nhóm ảnh này là tiểu đoàn chủ lực của sư đoàn nhiếp ảnh Pháp quốc trong quân lực Photeurop của Âu Châu.

- Cứ nói tiếp đi em. 

-  Nhóm ảnh này sắp làm lễ kỷ niệm thứ hai mươi mốt. Về thành tích thì không có gì đáng kể ngoài ra từ trước đến nay đã tổ chức được 51 cuộc triển lãm lớn, sáng lập Bảo Tàng Viện Nhiếp Ảnh của Pháp. Năm ngoái có tổ chức một hội chợ nhiếp ảnh và đón tiếp 30.000 khách đến xem chỉ trong một ngày.

Tôi khâm phục thực sự:

-  Dữ dội thật.

Diễm dịu ánh mắt lại, nghiêng vào tôi, giọng nũng nịu.

- Sao anh chưa giới thiệu về anh cho em biết với?

Tôi chợt buồn, cái buồn của thân phận kém cỏi:

-  Xin lỗi em. Anh vô tình quá. Anh là Tuấn, hồn ảnh của nước Việt nghèo khó tang thương.

- Anh có vẻ bi quan quá. Thật ra danh tiếng Việt Nam vang dội khắp nơi. Chính vì thế mà chúng em đưa nhau qua đây để làm quen và trao đổi nghệ thuật với các anh.

Tôi càng thêm xót xa:

-  Diễm ơi, tiếng vang đó phát xuất từ một quả bom nguyên tử hay chỉ là tiếng khua của một chiếc thùng rng? Thành tích của một vài anh em có huê dạng thật, nhưng chỉ là nét hào nhoáng bên ngoài để che đậy những thối nát tận xương tủy của cái gọi là nghệ thuật. Cá nhân mà nghĩa lý gì hở em? Tập thể đồng tiến mới là dấu hiệu đáng mừng, mới là ánh lóe của một hy vọng đặt vững trong niềm tin.

Diễm vuốt tóc tôi, giọng an ủi.

-  Anh nói quá đáng. Em đã được xem bộ ảnh của các anh triển lãm tại đây từ 6 tháng 10 đến 7 tháng 11-1970 vừa qua. Phải thẳng thắn nhìn nhận có vài khuyết điểm, nhưng nói chung bộ ảnh đó có cái gì làm cho người ta phải suy nghĩ và nể nang. Anh tưởng bộ ảnh của chúng em không có khuyết điểm, không có yếu kém sao? Nhưng đó không phải là vấn đề quá trầm trọng trong khi chúng ta là người còn nhiều tình cảm, mà tình cảm rất gần với trọng, nể và kết quả là yếu đuối. À, nghe nói bên phía các anh có phụ nữ tham gia nữa à? Thú thật em không quen với tên Việt Nam nên không phân biệt được.

Câu Cá - Guenther Holweger

Câu Cá - Guenther Holweger


Tôi rất mừng vì Diễm đã đổi hướng nên vội đáp:

- Diễm ơi, dù ở nước anh phụ nữ thường chỉ lo việc nhà, nhưng nay đã lần lần chen vai sát cánh với nam giới mà góp mặt vào xã hội, vào nghệ thuật...

Diễm đứng thẳng dậy, nắm tay tôi kéo vào vách tận trong cùng của phòng triển lãm bỏ túi này và nói:

- Chúng em đoán như vậy nên đề cử bà Genevièvre Manera, E. FIAP với bộ ảnh màu 23 tác phẩm của bà đây. Anh coi có đẹp không?

Ðể nịnh người giới thiệu và khỏi phụ người tạo tác phẩm, tôi khen lấy khen để:

- Ðẹp tuyệt. Màu rất lạ, không giống màu của Kodacolor, cũng không giống màu Ektacolor. Bà ta chụp ảnh bằng phim gì vậy, Diễm ơi?

-  Bí mật mà anh.

Tôi mm cười, quan sát kỹ từng bức ảnh. A, đây rồi! Bà dùng màu nước tô thêm lên ảnh đ biến đổi màu chính hầu tạo không khí thích hợp cho ảnh. Dù sao, đó cũng là một ý hay. Công việc tỉ mỉ đòi hỏi nhiều nhẫn nại và bàn tay khéo léo đã đánh lừa được người xem. Ðáng khen đó. Nhưng tôi không nói gì cả. Mà tại sao chỉ có ảnh màu của một tác giả. Nếu nhiều người đóng góp bằng nhiều đường lối, thực hiện với cảm quan màu sắc khác nhau thì thú hơn biết bao nhiêu. Hơn nữa chưa chắc gì một bộ ảnh vài mươi bức của một tác giả đều khỏe hết. Uổng quá!

Có lẽ thấy tôi im lặng hơi lâu, Diễm kéo tay tôi, mở màn cho cuộc đối thoại sôi nổi hơn:

- Anh Tuấn à, chắc các nhiếp nh gia Việt Nam các anh thích kỹ thuật lắm sao mà đưa ra nhiều ảnh kỹ thuật quá vậy? Dường như hầu hết tác giả trong cuộc triển lãm này đều có ảnh kỹ thuật.

Tôi mỉm cười, thích thú:

- Chắc Diễm quên rồi. Kỹ thuật là căn bản của mỹ thuật và nghệ thuật. Còn loại ảnh kỹ thuật vị kỹ thuật thì hơi khác. Các bạn bên anh nghe đồn bên cánh của em ghê gớm lắm nên muốn chưng sơ chơi đó thôi, chứ không phải họ say mê theo kỹ thuật để bị bế tắc trong kỹ thuật đâu. Em để ý xem, họ chú trọng nội dung lắm. Họ áp dụng kỹ thuật để làm sáng tỏ nội dung đó chứ.

-  Về điểm nội dung thì các anh nổi bật. Nhưng xin lỗi, cũng vì điểm ấy mà bộ ảnh của các anh nặng nề, gò bó quá. Ðó là chưa kể các anh cố tạo những tâm trạng khổ sở, buồn thảm, ray rứt, băn khoăn, chán chường của kiếp sống đầy máu và nước mắt, nên thiếu hẳn nét thơ mộng của bộ ảnh mình đi.

- Em nghĩ coi ở nước anh có biết bao nhiêu người sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh và chết trong chiến tranh? Bao nhiêu điêu tàn thì bấy nhiêu lệ tràn, lòng người ly tán. Mình làm nghệ thuật là chứng nhân của thời đại, phải trung thực ghi lại hình ảnh của thời đại mình chứ.

Càng nói tôi càng say sưa như nhà hùng biện trước hằng ngàn thính giả mê theo lập luận của mình.

Diễm không chịu kém:

-  Ðành vậy, nhưng nước mắt có tạo nên con người không? Trời mưa mãi ắt sinh lụt lội, gây chết chóc. Tại sao chỉ biết nhìn vào bi thảm, tàn úa mà không đoái hoài đến khía cạnh phấn khởi, tươi vui hơn? Các anh chỉ là chứng nhân thôi hay thực sự hòa chung nỗi khổ đau của dân tộc? Hay là các anh thấy nét bi ai trong tác phẩm dễ gây xúc động cho giám khảo, cho người xem, rồi cứ thế mà làm để chiều chuộng người ngoài, dù tâm hồn mình trống rỗng và cuộc sống xa cách hn cảnh trạng trên? Một người đứng ngoài nhìn vào khác hơn một người ở trong cuộc, làm sao thấu suốt được để diễn tả? Ðồng ý rằng người làm nghệ thuật là chứng nhân, nhưng đồng thời cũng là người làm lịch sử. Người không phải chỉ nhìn về quá khứ mà cũng phóng con mắt vào tương lai, mà tương lai thì ngược chiều với quá khứ. Xin lỗi anh, em nói hơi nhiều, nhưng vì yêu anh nên em mới dám mạo muội đưa ra ngu ý ấy.

Đường Nét - Jean Ledru

Tôi choáng váng bởi lời nói của Diễm. Tại sao mình chỉ miệt mài theo lối mòn rêu phủ, dấn thân vào điêu tàn đổ nát rồi tự cao tự đại với thành quả nhỏ nhen? Quanh tôi hằng muôn vạn người cũng nghĩ như tôi, hay nói đúng hơn, họ nhồi sọ tôi như thế. Thì ra họ sai lầm à? Hay họ đầu độc tôi bởi chính nọc độc mà họ nhiễm phải? Còn quần chúng nữa. Mình phải đi sát vào quần chúng mới được ủng hộ, tán thưởng, mới hy vọng thành công. Những ý tưởng, những câu hỏi chằng chịt rối nùi trong đầu mà không tìm được lối thoát, thì Diễm lại như đi guốc trong tim đen tôi:

- Anh bối rối điều gì? Sợ mình sai lầm trong đường lối sáng tạo à? Hay sợ bị quần chúng bỏ rơi? Thật ra làm nghệ thuật cũng tương tự như làm chính trị. Nói đến chính trị ta thấy có hai hạng người. Hạng thứ nhất tìm hiểu để theo đuôi quần chúng. Còn hạng thứ hai, tìm hiểu để dìu dắt, để nâng đỡ, để hướng dẫn quần chúng tiến lên mực độ cao hơn. Em không dám nói đến mối băn khoăn của anh đúng hay sai, nhưng em nghĩ rằng ta cần phải chấp nhận một sự hy sinh để chọn hướng đi mình thấy thích hợp và lợi ích hơn. Nói đến hy sinh tức ta phải chấp nhận sự từ bỏ một cái gì quý báu, tha thiết dường như không thể thiếu được trong đời ta, từ bỏ trong đau đớn như cắt từng đoạn ruột. Em không dám bảo anh từ bỏ điều gì để đi theo lối nào. Chính anh phải tự xét và quyết định lấy.

Tôi nghĩ thầm: Thôi Diễm ơi, đừng nói nữa. Ðó chính là điều anh băn khoăn từ lâu mà không dám đi đến quyết định nào cả. Anh nhu nhược nhưng không dám chấp nhận một sự bại trận, qui hàng. Lỡ rồi! Lỡ cả rồi! Nếu anh không cố lì bảo thủ thì khó mà có gì biện luận nổi với em.

Tôi cảm thấy có một cái gì ngăn chận đau tức như tất cả máu huyết trong người dồn lên đầy ứ quả tim. Ðưa hai tay ôm ngực, tôi lảo đảo ngồi bẹp xuống nền sàn, dựa lưng vào cánh cửa ăn thông qua phòng chiếu bóng của viện. Diễm hoảng hốt quì xuống bên tôi, một tay choàng qua vai tôi còn tay kia vuốt mái tóc trỉn mồ hôi của tôi trong khi mặt nàng kề sát vào mặt tôi, mắt nàng nhìn sâu vào mắt tôi, đầy lo lắng:

- Anh, có sao không anh? Tại em hết cả...

Tôi nhắm mắt lại, ngửa đầu ra sau, dựa hẳn vào cánh tay trần mát rượi của Diễm. Diễm ơi, lỡ hết rồi. Mất hết rồi. Anh không còn biết gì, nghĩ gì cả.

- Anh, sao anh không trả lời em? Anh đỡ chưa? Thôi em không dám nói gì nữa đâu. Tại em hết thảy!

- Không. Em cứ nói đi. Nói nhiều cho anh nghe đi.

- Thôi. Anh mệt rồi. Em không muốn làm anh mệt thêm.

Tôi mở choàng mắt ra, ngồi nhổm dậy, nhưng Diễm dịu dàng giữ tôi lại:  

- Cứ nghỉ một lúc cho khỏe đi anh. Cứ dựa vào mình em đây mà nghỉ.

Tôi không làm theo lời Diễm, lại nhìn thẳng vào cặp mắt xanh trong veo như mặt hồ nước không đáy. Cặp mắt ấy có lúc như ngơ ngác, lúc có ma lực quyến r lạ lùng, chỉ nhìn đã thấy cả thần hồn ngây ngất như say mà mãi đến bây giờ tôi mới dám nhìn thẳng vào. Ðôi mắt ấy giờ đây lại đượm vẻ buồn mênh mông làm cho lòng tôi xao xuyến khác thường. Trong xao xuyến đượm một mối bâng khuâng nhẹ nhàng như vừa đánh rơi giọt sương mai óng ả ánh mặt trời, như vừa làm đứt một đường tơ để màng nhện tuyệt mỹ phải rách và tạo một lỗ hổng đen ngòm sâu hút ngàn đời không khỏa lấp. Nỗi hối hận len vào hồn tôi và lần đầu tiên tay tôi tìm bàn tay nàng, siết mạnh.

-  Diễm ơi, anh khỏe rồi đây này.

Giọng tỉnh táo của tôi làm Diễm mừng rỡ:

-  Thật hở anh?   

- Sao không thật. Bây giờ nói chuyện nữa anh nghe đi. 

- Cho em xin. Nói chuyện rồi anh mệt nữa bây giờ.

- Nhưng anh nghỉ sao được khi trong lòng còn ngổn ngang muôn ngàn nghi vấn?

Diễm siết nhẹ bàn tay tôi, giọng thật ngây thơ:

- Thôi được. Mà không than mệt, không than đau à nghen?

- Anh không thể nào đau được đâu. Anh muốn trở lại vấn đề kỹ thuật. Nếu ta áp dụng kỹ thuật đúng cho đề tài và chủ đề thì tác phẩm tăng thêm giá trị biết chừng nào. Biết bao nhiêu tác phẩm lớn đã nhờ kỹ thuật chớp sáng (solarization), phân sắc độ (postarization) trở thành tân kỳ và độc đáo. Ta dùng kỹ thuật để gửi gấm một tâm sự, do đó một tác phẩm khéo áp dụng kỹ thuật sẽ thay ta nói lên biết bao tình ý.

Diễm hăng hái đáp lại:

-  Em hoàn toàn đồng ý với anh, nhưng muốn được phép thêm là người làm nghệ thuật tức người sáng tạo; mà muốn sáng tạo phải tìm tòi khai phá; mà tìm tòi khai phá tức tạo một lối đi mới, thoạt tiên riêng biệt cho mình thôi, nhưng dần dần trở nên thông dụng rồi biến thành đại lộ. Có những người thích bước vào đại lộ mà đi, rồi chê bai mọi ngõ hẹp mới khai phá khác. Cũng có người khi thấy con đường riêng của mình đã biến thành con đường công cộng, họ tạo con đường nhỏ khác để đi.

Diễm càng nói, tôi càng rối trí:

-  Em muốn ám chỉ gì đó, Diễm? Anh không hiểu gì hết.

Diễm cười vang rồi nói:

- Cái anh này thiệt! Thì em đang nói về kỹ thuật và sáng tạo đây mà. Thôi, em xin phép nói thẳng ra như vầy: Con người ta lúc nào cũng ưa thích cái gì mới lạ, bởi vậy mới có thời trang để đáp ứng nhu cầu ấy, đồng thời cũng biểu hiện được nền văn hóa của thời đại ấy. Ðối với sự tìm tòi và khai phóng thì người ta thường chỉ thực hiện được trong vòng 10 năm thôi. Nói cách khác cứ khoảng 10 năm thì có một lần thay đổi cho phù hợp với nếp sống và tư tưởng của thời đại. Loại ảnh chớp sáng đã xuất hiện trên 20 năm và đã đến điểm cực thịnh vào khoảng 1960-1961. Ðồng khoảng thời gian ấy bạn Edith Gerin của chúng em khai sinh một loại ảnh mới nhằm diễn tả những gì mà các loại ảnh thường không làm được. Ðó là lối chập nhiều phim vào với nhau rồi đem phóng ra ảnh. Thật ra cách thức thì không mới, nhưng được áp dụng để đi đến một sự diễn tả siêu thực. Mấy năm gần đây ý tưởng này lan tràn khắp Âu Châu và xuất hiện những nhóm “tự do diễn tả”. Chúng em tiên đoán thời đại 70 là thời đại của loại ảnh siêu thực, trừu tượng. Nếu anh thấy bớt mệt thì chúng mình đi xem qua mấy tác phẩm áp dụng kỹ thuật này, anh nhé.

Mặc dù đã khỏe nhưng tôi làm bộ vẫn còn mệt nhiều, giọng nói bớt hăng hái:

-  Cho anh nghỉ thêm một lúc nữa đi. Vả lại anh đã xem qua một lượt rồi nên vẫn còn nhớ.

- Theo sự nhận xét của anh, bộ ảnh của chúng em như thế nào?

- Thật khó nói quá, nhưng phải công nhận là đẹp. Thú thật với em, anh thấy loại ảnh ấy rất lạ mắt và anh rất thích. Nó tạo ảo giác cho người xem phải phân vân, không biết mộng hay thực. Anh rất thích ảnh “Trẻ Em và Con Tàu” cũng như bức “Hoàng Hôn Phủ Xuống Paris” của Edith Gérin. Ðó là hình ảnh của một huyền thoại.

-  Chúng em chủ trương cởi mở, dễ dàng, thoải mái. Không biết có phải vì chịu ảnh hưởng bởi nếp sống của người Âu Tây chăng? Chúng em thích gì chụp nấy, không ép buộc phải mang một ý nghĩa lộ liễu. Nói đúng hơn, ý nghĩa đương nhiên có trong đường nét, hình thể, bố cục và lối diễn tả của từng nghệ sĩ.

Tôi đưa tay chận lại:

- Xin lỗi em. Những ý nghĩa em vừa nói sao khó hiểu, khó thấy quá vậy? Hay cứ nói toạc ra là anh không thấy gì cả. Có phải vì cuộc sống ở Âu Mỹ tự do quá, loạn quá rồi sinh ra những trường phái lập thể, trừu tượng điên rồ chăng?

Diễm cau mày có vẻ bất bình, nhưng vẫn dịu dàng đáp:

- Không hẳn đâu anh à. Không có một hình thể nào trong vũ trụ này mà không có ý nghĩa. Ý nghĩa của nó mình phải nghiên cứu, học hỏi mới thấy chứ. Em xin nêu một ví dụ. Có phải anh tự nhiên biết được ngoại ngữ chăng? Hay anh phải học, phải tốn nhiều công phu và thì giờ? Rồi khi biết một số ngoại ngữ nào đó, anh tưởng là anh thông thạo tất cả ngôn ngữ trên thế giới này chăng? Còn về trừu tượng, không phải nó phát nguồn từ Âu Mỹ đâu dù người ta nói nó được sáng khai ở Pháp và Bỉ từ năm 1911 trong bộ môn hội họa. Của César phải trả lại cho César, nghệ thuật trừu tượng là nét độc đáo của Á Châu các anh không biết từ bao nhiêu ngàn năm nay rồi. Chính một họa sĩ Âu Châu khi qua thăm Nhật Bản thấy lối viết chữ tượng hình mà nảy ra ý vẽ trừu tượng. Chính ca dao của dân tộc anh hàm chứa biết bao ý tưởng trừu tượng. Nói thật anh đừng giận, người Á Ðông các anh phát minh ra không biết bao nhiêu điều kỳ diệu mà không biết khai triển. Nào là thuốc nổ, súng ống, hỏa tiễn, tiền giấy, giấy in, máy in, chữ in. Cả y dược nữa...

Lá Dưới Nắng - Jean Ledru

Trong lúc Diễm nói, tôi miên man suy nghĩ và cảm thấy mình thua sút người ta quá nhiều, quá xa. Tại sao? Có phải do óc kỳ thị, thiếu tự tin, đồng lúc tự tôn vừa tự ti, mãi nghĩ rằng mình còn bán khai, chậm tiến nên chỉ đợi cái gì người ngoài nghiên cứu rồi tuyên bố, bấy giờ mới hân hoan tiếp đón, ca tụng những sáng kiến ngoại lai mới mẻ, nhưng trong khi ấy vẫn nghĩ mình là trùm thiên hạ, mà hỡi ôi, nó là cái gì đã ăn sâu vào huyết mạch, là cái gì tạo nên dân tộc, là nguồn gốc của văn minh, là căn bản của truyền thống mình. Hỡi thằng người nhỏ nhen ta ơi, mày ngu lắm mà cứ tưởng mày thông minh vượt bực. Mày vốn hèn mà cứ tưởng mày cao sang! Tồi ơi là tồi!

Giọng nói của Diễm vẫn êm dịu bên tai khi tôi chợt trở về thực tại:

-  ... Dẫu sao chúng mình cũng là nhóm người tìm đẹp, ghi nhận đẹp và làm đẹp. Cái gì đẹp là cái đó gần gũi với mình, gần gũi với thiêng liêng. Tại sao mình chấp nhận một thiếu nữ đẹp mà không nhận hòn sỏi, gốc cây đẹp?

Tôi đáp như một phản xạ:

- Vì đem so sánh ta thấy một thiếu nữ đẹp hơn, linh động hơn, sống thực hơn, gần gũi ta hơn, quyến rũ hơn và...

-  Ðúng vậy. Nhưng sao các anh không ghi nhận đường nét đẹp muôn thuở trên thân hình thiếu nữ mà Tạo Hóa đã ban cho nàng và dành sẵn cho ta với tất cả sống động, nhịp nhàng, lại đi tìm đường nét chết trên đồi cát, bãi biển, đường mòn?

Tôi toát mồ hôi, trả lời luống cuống:

-  Tại vì đó là... là việc... tồi bại. Người có đạo đức nghĩ đến mà phát tởm.

Diễm hai tay ôm mặt tôi xoay lại đối diện nàng. Nàng đứng lên, bước lui vài bước, hơi quay người qua và nói với giọng gay gắt:

- Anh cứ nhìn em thật kỹ đi rồi chỉ cho em biết tồi bại ở chỗ nào. Phát tởm hay thèm chảy nước miếng mà cố làm cao? Tồi bại hay muốn sờ vào mà không dám? Xin lỗi anh, cứ bỏ lớp đạo đức giả mà nhìn từng ảnh một trong 10 bức ảnh khỏa thân nơi phòng triển lãm này cho kỹ đi. Ðẹp đó ch? Mê li đó ch? Nó dơ dáy ở chỗ nào? Bẩn thỉu ở chỗ nào? Nó là loại nghệ thuật chớ không phải ảnh khiêu dâm. Nó phụng sự cho chân, thiện và mỹ, cho vĩnh cửu chớ không phải cho dục vọng thấp hèn ngắn ngủi của cá nhân, sao anh cố xuyên tạc, chống đối, khinh miệt?

Tôi im lặng. Diễm lại ngồi xuống, tựa đầu vào vai tôi, thở dài. Giọng nàng như gió thoảng, êm như tiếng vọng từ cõi lòng hối tiếc sâu xa:

-  Tha lỗi cho em, Tuấn nhé. Em nói hơi quá nhưng không muốn làm anh buồn.

Tôi bàng hoàng như người chợt tỉnh cơn mê muội và run rẩy như tội nhân đứng trước vành móng ngựa. Lớp mặt nạ giả nhân giả nghĩa của tôi đã khéo che đậy từ bao nhiêu năm nay vừa từng lớp một rơi xuống theo lời Diễm. Lần đầu tiên tôi dám đối diện với sự thật, một sự thật mà tôi đã chôn giấu dưới lớp mặt nạ đạo đức, cao thượng, xây dựng, phủ lên mớ kiến thức quá kém, tư tưởng quá hẹp hòi của tôi. Tôi cố che đậy cái dốt của mình bằng lời nói bóng bẩy mong được người đời suy tôn. Hỡi ôi, hư không trở về hư không! Thảy đều hư không! Nhưng Diễm ơi, anh cám ơn em đã vạch rõ sự thật cho anh quay bước kịp thời...

Có lẽ vì đợi lâu mà không thấy tôi nói lời nào nên Diễm tưởng tôi buồn, giận nàng lắm. Nàng đổi thế ngồi để trán nàng dán thẳng vào trán tôi trong khi hai tay choàng qua cổ tôi, ôm siết. Mắt nàng ửng đỏ, long lanh với đôi giọt lệ chực tràn bờ mi. Nàng nhìn tôi với mối chân tình tha thiết, với khóe nhìn thăm thẳm u buồn như buổi chiều cuối năm có gió lạnh, có sương mờ nhẹ giăng. Ðôi môi chín mùi run run:

-  Tha lỗi cho em đi, Tuấn ơi!

-  Không. Diễm. Em không có lỗi gì hết. Lời nói của em đã khai sáng cho anh và giờ đây ánh mắt em đã nhận chìm hồn anh trong ngấn lệ rồi.

Ngoài trước bỗng xôn xao. Có nhiều tiếng chân bước vội. Diễm hoảng hốt:

-  Chết! Người ta vô kìa! Em phải trở về để tạo sự sống cho ảnh.

Diễm hôn phớt qua má tôi rồi vụt biến vào bức ảnh khỏa thân rất đẹp đang treo trên tường. Tôi chới với đôi tay để giữ nàng lại nhưng không kịp, đành ôm mối tiếc thương nương theo luồng sáng của ngọn đèn quay phim lễ cắt băng khai mạc phòng triển lãm mà tan biến vào bóng tối vừa trùm xuống bên ngoài.  

Lê Văn Khoa 1970

 

No comments:

Post a Comment