Saturday, April 30, 2022

Một Khóe Nhìn Khác by Lê Văn Khoa

Nhiều năm trước tôi có dịp nói chuyện với một người ảnh. Trong câu chuyện anh cho biết để khỏi bị ảnh hưởng của người khác, anh không xem ảnh của bất cứ người nào ngoài ảnh của anh. Ý tưởng có vẻ hay, nhưng chưa chắc. Có thể anh cũng không muốn cho ai xem ảnh của anh nên tôi không được xem ảnh nào mới của anh. Tôi nghĩ xem ảnh của người khác không phải là một điều nên tránh nếu mình không sao chép từng chi tiết của ảnh mình đã xem. Nếu không xem ảnh của người khác thì mình không biết trong thế giới nhiếp ảnh có gì mới lạ.

Trong 30 năm qua, ảnh có những bước tiến vượt bực. Ảnh không còn thuần túy ghi nhận trung thực những gì mình nhìn thấy trước mắt, nhưng ảnh trở thành phương tiện diễn tả những gì mình nghĩ trong đầu, những gì mình cảm trong tim, mà người xem có thể tiếp nhận dễ hơn ý tưởng trừu tượng, vì ảnh có chất liệu người xem dễ nhận ra. 

Tôi tin người tạo tác phẩm nhiếp ảnh cần mở rộng kiến thức để tùy nghi áp dụng cho tác phẩm của mình. Đừng sợ nguời xem không hiểu, cũng đừng ngại bị chỉ trích ảnh của mình không phải là ảnh.

Tôi không xúi dại bạn ảnh nhưng góp ý với những gì tôi đã làm và được minh chứng. Mời bạn xem ảnh “Say” tôi đã thực hiện trong thập niên 1960. Năm 1977, khi bảo quản viên của Baltimore Museum of Arts đi lùng xem tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ toàn tiểu bang Maryland, để thực hiện một cuộc triển lãm lưu động toàn tiểu bang, lúc nhìn thấy ảnh này, bà lắc qua, lắc lại và nói: “I’m drunk”. Khi lật ra phía sau ảnh bà thấy tựa đề là “I’m Drunk”. Xin nói thêm tôi là người ảnh duy nhất được chọn cho cuộc triển lãm lấy tên là “5 From The Eastern Shore” trong cuộc triển lãm lưu động 2 năm 1977-1979. Bốn người kia là họa sĩ Hoa Kỳ.

Say
ảnh Lê Văn Khoa

Bìa Tổng Mục Triển Lãm

Hoa Magnolia by Trần Minh Vàng

 

Great Blue Heron fishing by Nguyễn Văn Chu



 

 

Hoa Mùa Xuân Cali. by Huệ Nguyễn


 

 

Sandhill Cranes by Phước Lê

 

Friday, April 1, 2022

Con Người Nhỏ Bé

Bạn có để ý khi một người xem ảnh mà nếu có người ấy trong ảnh, người chú ý đến gì?

Dĩ nhiên chú ý đến mình trước hết. Liền theo đó là những lời bình phẩm, đại loại như: Chụp hình gì mà người nhỏ xíu, không rõ ràng gì hết, không nhắc người ta sửa lại áo quần, tóc tai bù xù, mắt nheo, mặt nhăn v.v. . .

Chụp ảnh hầu hạ người đẹp thì đành phải nín lặng, nhưng nếu có thì giờ thì mình đi chụp hình cho mình, lúc đó mình muốn hình thế nào là tùy ý mình.

Hôm nay tôi xin được giới thiệu với các bạn một số ảnh được nhập tuyển trong các cuộc thi ảnh quốc tế lớn nhất thế giới. Ta sẽ thấy con người – trung tâm của vũ trụ – được ghi nhận như là một vật thể rất nhỏ trong ảnh.

Trong thực tế, con người là hình ảnh quen thuộc với ta cho nên dù rất nhỏ ta vẫn nhận ra dễ dàng. Người ảnh nghệ thuật thường đem con người đối chiếu với cảnh thiên nhiên và cả vật nhân tạo để thấy con người quá nhỏ bé, mong manh, dễ bị bất cứ vật gì đè bẹp, nghiền nát. Bạn nghĩ thế nào với ảnh “Solitude” (ảnh 1)  của Christine Widdell, Anh quốc, bên trên? Dù chỉ là những bậc thềm nhưng với góc độ ống kính và dáng ngồi của người trong ảnh ta thấy con người rất nhỏ. Nhng bậc thềm thẳng hướng mắt ta đến người ngồi, bc tường với nhng ô hình ch nht gi mắt ta li, là nhng hình thể lập li nên không gây s tò mò của ta, chỉ còn con người là điểm đáng để ta nhìn vào. Do sự thiếu cân đối của người, tôi có cảm tưởng người được ghép vào ảnh.

Solitude
Christine Widdell

Peter Paterson của Tô Cách Lan cho ta một ảnh thật đp nhưng ông không đặt cho một tên bóng bẩy nào, chỉ ghi lại đúng địa điểm của hình được chp, là “Basket Isles Visitor Center” (ảnh 2) . Trong ảnh này ta thấy s phối hp đường nét kỷ hà cân bằng rất khéo của kiến trúc. Hai người khách ngồi chờ ở vào điểm chính, ngay  tâm điểm của ảnh, điểm mà các bài hc về bố cc khuyên ta nên tránh.

Ðây là một hình thc phá bố cc t điểm A tới Z, nhưng ảnh vẫn hấp dẫn, không gây khó chịu cho người xem chút nào.

Basket Isles Visitor Center
Peter Paterson

Géometries Invariables” (ảnh 3) của Pascal Santenac, Pháp, là một ảnh để ta suy nghĩ. Ngoài người đng xem tác phẩm triển lãm ta thấy toàn thể ảnh này t vách tường, trần nhà, sàn nhà là s kết hp của hình vuông và hình ch nhật. Một cuộc triển lãm l, trở thành một bài hc bố cc hay cho nhiếp ảnh. Chú ý đến nhng mảng đen, xám và trắng, kích thước và sắc độ cho ta thấy chiều sâu của ảnh hai chiều. Bóng dáng con người dù nhỏ, dù không thấy mặt cũng đủ cho ta biết đây là đâu. Ảnh không cầu kỳ, không màu sắc sặc sỡ vẫn rất đp. 

Geometries Invariables
Pascal Santenac

Con người rất quan trọng trong ảnh dù người thật nhỏ, dù không thấy rõ hình thể, vì người là hình ảnh của sự sống. Trong ảnh “BN - Exterior I” (ảnh 4) của Beatriz Moreno Sanchez de Padro của xứ Tây Ban Nha, ta thấy bốn ô cửa sổ giống nhau. Hai cửa dưới có ánh nắng. Hai cửa trên bị bóng cây che tối, khó nhìn ra hình thể. Ảnh được sắp xếp để cửa sổ trên, bên trái, có ánh sáng trong phòng thành sáng hơn ba cửa sổ kia làm ta phải nhìn về nó thì thấy bóng dáng một phụ nữ đứng sát cửa sổ, sau bức màn trắng để được chụp ảnh. Xem ảnh ta không khỏi nghĩ đó là phòng ngủ và cô gái không có mảnh vải che thân. Về bố cục ta thấy ảnh rất cân bằng, nhưng nhờ có cửa sổ sáng phá vỡ sự cân bằng ấy đi. Cũng về bố cục, chủ đề được đặt quá gần rìa ảnh, nhưng nhờ người mẫu quay vào bên trong ảnh nên không bị té ra ngoài.

BN - Exterior 1
Beatriz Moreno Sanchez de Padro

 “Waiting” (ảnh 5) là tên ảnh của Mohammad Alhaset, người Quatar. Tác giả để chủ đề cận mép trái nhìn qua mặt như chờ đợi ai. Khoảng trống bên mặt thật rộng, để gợi ý người kia còn ở thật xa. Cảnh hoàn toàn trống vắng trên bãi sa mc mênh mông, không một bóng cây. Trên bầu trời có nhiều cm mây trắng để che bớt trời xanh. Người và nga cùng quay nhìn về một hướng làm cho ý tưởng chờ đời mnh hơn. Ở đây nếu chờ nhau, chcó đng gia trời mà chờ. Ảnh cho một cảm giác mnh.

Waiting
Mohammad Alhaset

Ảnh dưới đây chờ đợi như trống trải và lộ liễu. Người ở đây cũng có vẻ chờ nhưng trong khung cảnh bí hiểm hơn nhiều. Thật ra Mikhail Palinchak của Ukraine muốn nói lên tâm trạng cô độc của người trong ảnh nên đặt tên ảnh là “One and Only” (6). Chỉ mình ta giữa tàn tích của nhiều ngàn năm văn hóa dân tộc. Cô độc thật.

One and Only
Mikhail Palinchak

“Musica” của Fernando Mattabon, Ý. T một xcó nguồn gốc âm nhc nên tác phẩm nhc là việc dĩ nhiên. Dù ảnh không có tên “Musica” ta cũng biết ảnh này nói về nhc vì có hai yếu tố chính: Sách nhc ở tiền cảnh và người cầm violin ở hậu cảnh.

Người nhc sĩ đng đầu vào tường hay đứng chờ xe đến? Câu hỏi khó có lời giải thích đáng. Nhưng tác giả muốn gởi đến ta ý nhc qua ta đề. Nhưng tôi thấy ông nhc sĩ này muốn vất nhc, quay lưng bỏ đi để tìm lối thoát nhưng chưa dt khoát. Tính theo điểm rõ và mờ của toàn cảnh tôi nghĩ tập nhc được ghép vào ảnh để tạo bố cc và ý nghĩa cho ảnh.

Hy vọng qua vài ảnh trên ta thấy con người là quan trng cho ảnh, dù hình ảnh người nhỏ hay lớn. Cùng nhờ người làm tiêu chuẩn mà ta thấy cảnh lớn hay nhỏ. Ti sao li dùng con người? Vì con người là ta, ta có kích thước hiểu được, ta có s sống, ta có s hiểu biết và suy luận nên ta dễ liên cảm với hình ảnh hơn các vật khác.

Musica
Fernando Mattabon

Lê Văn Khoa


Lake Tahoe by Huệ Nguyễn

 

Săn Mồi by Trần Minh Vàng